Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây khoai tây
Để khoai tây có năng suất cao, chất lương tốt, hạn chế bệnh chết héo cây hoặc một số bệnh thối gốc cây khoai tây (thuốc BVTV hóa học không phòng trừ được).
Bà con nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh VN3 để bón lót cho cây trồng. Phân hữu cơ vi sinh VN3 ngoài thành phần dinh dưỡng đa, trung, vi lượng tạo thành sau quá trình phân hủy phân lợn, phân bò…thành dạng hoai mục, còn chứa các vi sinh vật có lợi cho sinh trưởng, phát triển cây trồng và hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh vùng rễ cây trồng.
Hướng dẫn sử dụng phân hữu cơ vi sinh VN3 của Công ty CPSX và TM Suối Hai Áp dụng cho các vùng trồng khoai tây tại Hải Phòng và các vùng lân cận. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh VN3 có tác dụng tiết kiệm phân đạm, phân lân và kali khoáng theo phương pháp thông thường, nâng cao năng suất, chất lượng khoai tây theo hướng hữu cơ, phòng chống bệnh chết héo cây khoai tây.
- Liều lượng: Tùy giống khoai tây và tùy vùng đất, lượng phân khoáng theo Quy trình khuyến cáo khi trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu tốt dùng cho 1 sào bắc bộ (360 m2) như sau:
Loại phân | Tổng lượng phân bón | Bón thúc (%) | ||
---|---|---|---|---|
Kg/sào | Bón lót (%) | Lần 1 | Lần 2 | |
Phân hữu cơ vi sinh VN3 | 110 | 100 | – | – |
Đạm ure | 6-10 | 20 | 40 | 40 |
Lân supe | 15- 20 | 100 | – | – |
Kali clorua | 10- 12 | 30 | 35 | 35 |
- Cách bón:
- Bón lót vào hốc toàn bộ phân hữu cơ vi sinh VN3, phân lân và phân kali, phân đạm như liều lượng trong bảng
- Bón lót phân VN3, đạm và lân xuống đáy rồi lấp 1 lớp đất mỏng lên phân, rồi đặt củ giống theo khoảng cách quy định, đặt mầm nằm ngang, lấp đất phủ lên củ dầy 3-5 cm rồi vét rãnh lên luống. Nếu đất khô thì phải tưới nước trước khi bón phân để cây mọc nhanh. Khi mầm củ khoai tây giống hơi nhú là có thể trồng ngay được không cần mầm mọc dài mới đem đi trồng. Khi đặt củ tránh đặt trực tiếp vào phân, nhất là phân hóa học vì như vậy củ bị chết xót vì phần.
- Bón thúc phân đạm và phân ka li còn lại vào hai thời kỳ:
+ Lần 1: sau khi trồng 20- 30 ngày
+ Lần 2: sau lần 1 từ 15- 20 ngày.
Có thể hòa nước tưới hoặc bón trực tiếp vào dưới lớp rạ sau đó tưới nước
- Một số lưu ý:
- Bảo quản Phân bón hữu cơ vi sinh ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát, không để dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời hoặc những nơi có nhiệt độ >400C. Thời gian bảo quản trong vòng 6 tháng sau ngày sản xuất.
- Không trộn lẫn Phân bón hữu cơ vi sinh cùng với hóa chất bảo vệ thực vật và các loại phân bón hóa học đơn lẻ khi bón cho cây trồng.
- Phòng trừ sâu bệnh hại: Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp một cách triệt để mới có hiệu quả như trồng bằng các giống kháng bệnh, trồng luân canh với các loại cây trồng khác họ, thu dọn hết tàn dư cây bệnh sau thu hoạch; bón phân cân đối, kịp thời, làm sạch cỏ dại, xới
xáo, phá váng, khơi thông mương rãnh tránh úng ngập sau mưa, sau khi tưới để làm giảm độ ẩm đất và xử lý hạt giống bằng các loại thuốc chống nấm trước khi gieo; bón các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ chứa vi sinh vật đối kháng phòng chống bệnh sinh ra có nguồn gốc từ đất.
- Các loại sâu thường gặp: Rệp sáp, sâu xám, sâu xanh.
- Sâu xám: xử lý đất trước khi trồng, bắt bằng tay hoặc có thể dùng thuốc Malathion 50% pha với nồng độ 0,1% phun vàolúc 4-6 h buổi chiều.
- Rệp sáp: xử lý củ giống trước khi bảo quản. Tiêu độc giàn bằng cách phơi nắng, ngâm nước và phun thuốc.
- Sâu xanh: khi cây lớn mật độ sâu vượt quá ngưỡng cho phép sử dụng các loại các loại thuốc Sherpa 20 EC, trebonl 10 EC. Kết thúc phun thuốc hoá học trước thu hoạch 15-20 ngày.
- Một số bệnh thường gặp khó phòng trừ bằng thuốc hóa học:
- Bệnh héo xanh (Bacterial wilt disease) do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra. Đây là bệnh phổ biến, nguy hiểm và phân bố rộng khắp trên thế giới, đặc biệt ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới Bệnh héo xanh do vi khuẩn được coi là một trong năm loại bệnh cây trồng thuộc đối tượng quan tâm nhất của chương trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp của FAO (1992) và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của kiểm dịch Quốc tế, nhất là các nước thuộc cộng đồng châu Âu, châu Mỹ. - Bệnh héo do nấm Rhizoctonia đôi lúc còn gặp cả bệnh do nấm Fusarium solanni, F.oxysporium hại ở gốc thân, cây héo rũ, lá vàng (gọi là bệnh héo vàng).
- Bệnh héo xanh (Bacterial wilt disease) do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra. Đây là bệnh phổ biến, nguy hiểm và phân bố rộng khắp trên thế giới, đặc biệt ở vùng nhiệt đới và cận
Tất cả các vi sinh vật gây bệnh nói trên phần lớn có nguồn bệnh tồn tại trong đất trên tàn dư cây bệnh và trong phân rác. Bệnh phát sinh, phát triển trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm ướt, cây sinh trưởng kém. Trên đất trồng độc canh đất cát thô bệnh tương đối nặng hơn. Riêng loại héo rũ gốc mốc đen, mốc trắng còn phát triển mạnh trên đất có nhiều chất hữu cơ, tàn dư, cây chưa hoa mục. Bệnh xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng của cây nhưng mỗi giai đoạn sinh trưởng mức độ bệnh khác nhau, các loại bệnh héo rũ phá hại cũng khác nhau.