Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây đậu tương rau

1. Đặt vấn đề

Cây đậu tương không kén đất, đất thích hợp nhất là loại đất có tầng canh tác sâu, giàu chất hữu cơ, canxi, kali và pH trung tính, giữ ẩm tốt, dễ thoát nước. Đậu tương chịu mặn và chua kém hơn nhiều cây trồng khác.

Trong sản xuất cây đậu đỗ nói chung và cây đậu tương nói riêng, ngoài các yếu tố về giống, đất đai điều kiện thời tiết khí hậu thì yếu tố kỹ thuật bón phân cho cây trồng có tính quyết định đến năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm. Cây đậu đỗ có thể tự cung cấp phần lớn nitơ cho nhu cầu của chúng trong quá trình sinh trưởng, phát triển và cung cấp một lượng nhất định nitơ cố định cho hệ thống đất thông qua hoạt động cố định nitơ cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium. Bệnh hại cây trồng đã gây thiệt hại đáng kể trong sản xuất, trong đó, phải kể đến bệnh héo do một số loại nấm gây bệnh gây ra như nấm Fusarium oxysporum; Sclerotium rolfsii…v.v. Các loại nấm này tồn tại lâu trong đất, tàn dư thực vật và được thông báo gây hại nhiều loại cây thuộc họ cà và đậu ở nhiều nơi trên thế giới, gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp và rất khó phòng trừ bằng thuốc hóa học. Trước tình hình đó, đã có nhiều nghiên cứu về canh tác và chọn giống cây trồng, cũng như áp dụng biện pháp kiểm soát sinh học bằng cách sử dụng các chế phẩm vi sinh, phân hữu cơ vi sinh chứa các chủng vi sinh vật đối kháng có khả năng ức chế và làm giảm tính độc của các loại nấm gây bệnh này.

Để cây đậu tương rau có năng suất cao, chất lương tốt, hạn chế bệnh chết héo cây hoặc một số bệnh thối gốc (thuốc BVTV hóa học không phòng trừ được). Bà con nông dân nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh VN3, phân hữu cơ SH01 Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Suối Hai để bón lót và bón thúc cho cây trồng. Phân hữu cơ vi sinh VN3 ngoài thành phần dinh dưỡng đa, trung, vi lượng tạo thành sau quá trình phân hủy phân lợn, phân bò…thành dạng hoai mục, còn chứa các vi sinh vật có lợi cho sinh trưởng, phát triển cây trồng và hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh vùng rễ cây trồng.

Kết quả phân tích đất của (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa) đối với mẫu đất trồng đậu tương tại Kênh Hữu, Xã An Hoà, Huyện Vĩnh Bảo, tp Hải Phòng cho thấy:

  • pH đất: trung tính thích hợp cho trồng đậu tương; Hàm lượng hữu cơ tổng số (OM): 2,12% theo thanh phân loại đất thuộc loại giàu dinh dưỡng; N tổng số: 0,11% ở mức trung bình; P tổng số: 0,142% và P dễ tiêu: 16,40% mức giàu; nghèo K tổng số: 0,95% nhưng K dễ tiêu: 35,39% ở mức giàu.
  • Kiểm tra vi sinh vật gây bệnh trong đất có phát hiện tuyến trùng gây sưng rễ và nấm Fusarium sp., Sclerotium sp. gây bệnh chết héo cây. Nếu trồng cây đậu tương lâu dài không luân canh cây trồng và không xử lý hạt giống, xử lý đất sạch bệnh trước khi trồng, có thể bệnh sẽ bùng phát khi điều kiện thuận lợi, gây thiệt hại lớn đến năng suất cây trồng

2. Hướng dẫn sử dụng phân hữu cơ vi sinh VN3 và SH01 của Công ty CPSX và TM Suối Hai

  • Áp dụng cho các vùng trồng đậu tương tại Hải Phòng và các vùng lân cận. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh VN3 và hữu cơ khoáng SH01 của Công ty CPSX và TM Suối Hai có tác dụng tiết kiệm phân đạm, phân lân và kali khoáng theo phương pháp thông thường, nâng cao năng suất, chất lượng đậu tương theo hướng hữu cơ, phòng chống bệnh héo cây trồng, giảm tỷ lệ bệnh trên 60%.
  • Liều lượng: tùy thuộc vào độ phì của đất. Tuy nhiên khuyến cáo ở mức trung bình bón cho 1 ha canh tác đậu tương rau như sau:
    • 3.000 kg phân hữu cơ vi sinh VN3
    • 1.000 kg phân hữu cơ SH01 (1)
    • 500 kg phân hữu cơ SH01 (2)
  • Cách bón
    Bón làm 2 lần:

    • Lần 1 bón lót trước khi trồng: toàn bộ phân hữu cơ vi sinh VN3 (3.000 kg) và phân hữu cơ SH01 (1)(1.000 kg), có thể bón thêm vôi nếu đất bị phèn.
    • Lần 2 bón thúc toàn bộ phân hữu cơ SH01 (2)(500 kg) vào lúc bắt đầu hình thành quả.
  • Một số lưu ý:
    • Đối với canh tác đậu tương truyền thống: Phân hữu cơ vi sinh VN3 và hữu cơ khoáng SH01 được sử dụng bón vào rãnh trước khi trồng
    • Khi cây mọc thì chăm sóc để cây phát triển tốt. Tưới nước đảm bảo độ ẩm, bón phân, xới xáo, vun gốc cho đậu tương như phương pháp thông thường.
    • Chăm sóc đậu tương theo quy trình khuyến cáo
    • Bảo quản Phân bón ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát, không để dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời hoặc những nơi có nhiệt độ >40C. Thời gian bảo quản trong vòng 6 tháng sau ngày sản xuất.
    • Không trộn lẫn Phân bón cùng với hóa chất bảo vệ thực vật và các loại phân bón hóa học đơn lẻ khi bón cho cây trồng

3. Phòng trừ sâu bệnh hại

Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp một cách triệt để. Bệnh hại đậu tương có nhiều, như bệnh gỉ sắt, sương mai, thán thư, lở cổ rễ, virus, đốm nâu, thối hạt, chết héo… nhưng giai đoạn này bà con cần đặc biệt chú ý một số loại bệnh sau đây

  • Bệnh gỉ sắt: Do nấm Uromyces appendisculatus gây ra, thường gây hại nặng trên lá, thân và quả trong điều kiện ẩm độ cao (trên 90%), trời nhiều sương mù, thiếu ánh sáng. Bệnh xuất hiện đầu tiên từ những lá già sát mặt đất rồi lan dần lên các lá phía trên làm cho mặt lá có đốm vàng nhạt và bào tử màu xám ở dưới mặt lá. Nếu bị nặng cây quang hợp kém, năng suất giảm sút nghiêm trọng, thậm chí thất thu, hạt lép, chất lượng kém.
  • Bệnh sương mai: Là bệnh hại phổ biến ở nhiều vùng trồng đỗ tương tập trung. Bệnh hại chủ yếu trên lá làm cho vàng, khô và rụng dẫn đến cây sinh trưởng, phát triển kém làm giảm năng suất, chất lượng hạt.
  • Bệnh thán thư: Do nấm Colletotrichum lindemuthianum gây ra và gây hại trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây từ khi nẩy mầm cho đến khi hình thành quả. Trên các lá, cuống lá, thân, quả và ngay cả trên hạt cũng xuất hiện nhiều chấm nâu đen hoặc vàng nâu hơi lõm xuống. Bệnh thường phát sinh, phát triển trong điều kiện ẩm độ bão hoà (95-100%), nhiệt độ 16-120 độ C. Nếu ẩm độ dưới 80%, nhiệt độ trên 27 độ C hoặc dưới 13 độ C thì bệnh sẽ ngừng phát triển. Bệnh có thể tồn tại chủ yếu ở hạt giống, trên tàn dư cây bệnh, trong đất từ 1-2 năm.
  • Bệnh đốm lá vi khuẩn hại đậu tương: Bệnh đốm lá do vi khuẩn Xanthomonas phaseolus và bệnh đốm gốc do vi khuẩn Pseudomonas glycine. Nguồn bệnh của hai loài vi khuẩn gây bệnh đốm lá đậu tương tồn tại chủ yếu trên hạt giống, trên tàn dư cây bệnh. Vi khuẩn không truyền qua đất vì nó rất nhanh bị chết ở trong đất khi tàn dư đã hoai mục. Bệnh đốm lá vi khuẩn phát sinh phát triển thuận lợi trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp nhất để bệnh phát triển từ 26 – 300C. Bệnh phát sinh gây hại ở tất cả các thời vụ trồng đậu tương, mức độ nhiễm bệnh ở mỗi thời vụ có khác nhau. Vụ đậu tương xuân và hè thu, bệnh thường phát sinh gây hại nặng. Còn ở vụ đậu tương đông thì bệnh thường phát sinh gây hại nhẹ hơn. Hầu hết các giống đậu tương đang gieo trồng ngoài sản xuất đều có thể nhiễm bệnh, bệnh có xu thế phát sinh gây hại nặng trên những giống đậu tương nhập nội, lai tạo, có năng suất cao (Vũ Triệu Mân, 2001).
  • Bệnh héo rũ gốc mốc trắng: Cây bệnh héo rũ, xanh hoặc hơi vàng. Cổ rễ và đoạnh thân ngầm bị bệnh có vết màu nâu, thối mục, khô xác. Nhổ cây rễ bị đứt gốc, trên gốc thân cây bệnh mọc lớp nấm trắng đậm, tia lan rộng ra mặt đất, hình thành nhiều hạch nấm hình tròn hình tròn
    như hạt cải màu trắng, về sau có màu nâu hạt chè. Nguyên nhân gây bệnh do nấm Sclerotium rolfsii gây ra. Đặc điểm phát sinh, gây hại, Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm ướt, cây sinh trưởng kém. Trên đất trồng độc canh, đất cát thô bệnh nặng hơn. Trên đất có nhiều chất hữu cơ, tàn dư cây chưa hoai mục bệnh hại nặng hơn, vụ Xuân bệnh hại nặng hơn vụ thu. Bệnh xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Nấm phá hại tia củ lạc trong đất làm tóp, thối củ, hạt mốc, mất sức nảy mầm hoặc khi gieo mầm mọc
    yếu, cây sẽ bị bệnh. Ở Giai đoạn ra hoa và quả non bệnh hại nặng hơn; vụ xuân bệnh hại nặng hơn vụ thu.
  • – Bệnh héo rũ lở cổ rễ: do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ xuất hiện trên rễ, cổ rễ hoặc phần gốc sát với mặt đất, sau đó phát triển lan rộng dần ra xung quanh. Nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như trời mưa nhiều hoặc do tưới nhiều lại
    gặp cây tốt xum xuê, rậm rạp, bít bùng tạo cho ẩm độ trong tán cây cao, ẩm ướt… thì chỗ vết bệnh (cổ rễ, rễ già, gốc thân…) sẽ bị hư thối mục, chuyển dần sang mầu thâm đen, ũng nước hoặc hơi khô (nếu đất trồng bị khô thiếu nước). Làm cho cây cúc ngã ngang, khi nhổ cây lên sẽ
    bị đứt gốc, chỗ đứt bị thối nham nhở. Bộ lá vẫn còn xanh nhưng toàn thân đã bị héo rũ.

Trên ruộng cúc sẽ thấy cây bị chết từng chòm, từng vạt, làm trống, khuyết cây trên ruộng. Ruộng cúc chỗ các bạn bị bệnh có lẽ do các bạn đã tưới quá nhiều, trong khi cây cúc đã giao tán, tán lá bít bùng, không thông thoáng, tạo ẩm ướt trong ruộng cúc. Nấm gây bệnh tồn tại lâu dài trong đất trồng, có thể sống hoại sinh trên tàn dư cây trồng trong nhiều năm không chết. Bệnh thường phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt (như đã nói ở trên), nhiệt độ không khí khoảng 22 – 280C, đất thịt nặng, đất chặt, bí dễ đóng váng sau khi mưa, sau khi tưới, đất trũng đọng nước, đất chuyên canh các loại hoa cúc hoặc một số khác cùng ký chủ của bệnh như đã nêu ở phần trên.

Ngoài ra, hiện tượng rũ gốc thối gốc lở cổ rễ trên đồng ruộng với nhiều màu sắc khó phân biệt còn có thể có nấm Rhizoctonia đôi lúc còn gặp cả bệnh do nấm Fusarium solanni, F. oxysporium hại ở gốc thân, cây héo rũ, lá vàng (gọi là bệnh héo vàng).

Tất cả các vi sinh vật gây bệnh nói trên phần lớn có nguồn bệnh tồn tại trong đất trên tàn dư cây bệnh và trong phân rác. Bệnh phát sinh, phát triển trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm ướt, cây sinh trưởng kém. Trên đất trồng độc canh đất cát thô bệnh tương đối nặng hơn. Riêng loại héo rũ gốc mốc đen, mốc trắng còn phát triển mạnh trên đất có nhiều chất hữu cơ, tàn dư, cây chưa hoa mục. Bệnh xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng của cây nhưng mỗi giai đoạn sinh trưởng mức độ bệnh khác nhau, các loại bệnh héo rũ phá hại cũng khác nhau. ở giai đoạn cây con phân cành phần lớn bị bệnh héo rũ gốc mốc đen và lở cổ rễ nhưng đến giai đoạn chớm hoa, củ non thì bị bệnh héo rũ nặng hơn nhiều, phần lớn là héo rũ gốc mốc trắng,
nhất là đối với lạc xuân và lạc vụ thu, kể cả bệnh gây hại trên một số cây trồng khác như khoai tây cà chua vụ thu đông và vụ xuân muộn ở đồng bằng Bắc bộ và miền Trung ( Thanh Hoá, Nghệ An).

Biện pháp phòng trừ:
Cần chú ý các biện pháp phòng trừ tổng hợp mới có hiệu quả như trồng bằng các giống kháng bệnh, trồng luân canh với các loại cây trồng khác họ, thu dọn hết tàn dư cây bệnh sau thu hoạch; bón phân cân đối, kịp thời, làm sạch cỏ dại, xới xáo, phá váng, khơi thông mương rãnh tránh úng ngập sau mưa, sau khi tưới để làm giảm độ ẩm đất và xử lý hạt giống bằng các loại thuốc chống nấm trước khi gieo; bón các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ chứa vi sinh vật
đối kháng phòng chống bệnh sinh ra có nguồn gốc từ đất.