Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây macca theo hướng hữu cơ
Cây Mắc ca là lựa chọn thích hợp sau 20 năm nghiên cứu khảo nghiệm, vùng đất hứa cho cây Mắc ca Việt Nam đã được xác định là các vùng Tây Nguyên và Tây Bắc.
Cây Mắc ca thích hợp trên nhiều loại đất nhưng tầng đất phải dày trên 70 cm, thoát nước tốt, giàu hữu cơ, đất không quá sét. pH thích hợp từ 5-5.5, cây mắc ca chịu được đất xấu, đất thịt nhẹ đến trung bình, ẩm đều quanh năm là tốt nhất, không thích hợp với đất kiềm, đất phèn mặn, đất đá vôi, đất đá ong hóa hoặc thoái hóa nghiêm trọng, đất ngập úng…
Để trồng Mắc ca đạt năng suất cao, chất lương tốt, hạn chế một số bệnh hại như bệnh thán thư làm thối hoa, nám quả, bệnh nấm hại thân, cành cây…v.v, không cần sử dụng nhiều thuốc BVTV hóa học (trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng năm 2012 chưa có loại thuốc nào đăng ký phòng trừ sâu hại trên cây mắc ca). Bà con nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh VN3 và phân SH02 (phân lân hữu cơ chứa lân hữu hiệu cao và nhiều nguyên tố trung, vi lượng có lợi cho cây trồng) của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Suối Hai để bón lót khi trồng mới và bón thúc khi cây trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, kinh doanh. Phân hữu cơ vi sinh VN3 ngoài thành phần dinh dưỡng đa, trung, vi lượng tạo thành sau quá trình phân hủy phân lợn, phân bò…thành dạng hoai mục, còn chứa các vi sinh vật có lợi cho sinh trưởng, phát triển cây
trồng và vi sinh vật đối kháng chống các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh, giúp hạn chế sự phát triển của chúng trong vùng rễ cây trồng, giảm sử dụng thuốc vảo vệ thực vật.Hướng dẫn bón phân cho Mắc ca
Tùy giống Mắc ca và tùy vùng đất, lượng phân khoáng và hữu cơ vi sinh như sau:
* Bón lót:
Liều lượng: Phân VN3 15 kg/hố, bón cùng 0,5kg phân SH02 hoặc phân lân nung chảy. Trước khi trồng 20 ngày trộn đều lớp đất mặt với phân VN3 và SH02 với liều lượng như trên, rồi lấp đất xuống hố. Khi trồng phải trộn đất và phân trong hố một lần nữa, sau đó cuốc một hố nhỏ sâu 25-30cm, rộng 15-20cm ở chính giữa hố đã được lấp trước đó. Dùng dao sạch rạch dọc túi bầu cây giống, bóc túi nhẹ nhàng, kiểm tra bộ rễ, nếu rễ trụ bị cong, xoắn đuôi rễ thì phải cắt tỉa đoạn rễ cong dưới đáy bầu, trồng nhẹ nhàng tránh làm vỡ bầu đất. Lấp đất, tưới nước và tủ cỏ khô giữ ẩm cho gốc.
* Bón thúc:
Giai đoạn trước khi cây ra hoa:
- Năm thứ nhất : Bón phân VN3 với lượng 20 kg/gốc. Bón phân vào rãnh quanh gốc (rãnh sâu khoảng 5-10 cm cách gốc 25-30 cm), bón 1 lần vào đầu hay giữa mùa mưa, sau khi bón phân thì lấp đất lại. Bón phân khoáng 2 lần: Mỗi lần bón 100 gram/gốc NPK 16-16-8-13S. Bón thúc lần 2 cać h lần 1 từ 40 – 50 ngaỳ và các h phân VN3 ít nhất 30 ngày.
- Năm thứ hai, thứ ba: Bón phân VN3 với lượng 25 kg/gốc. Bón phân vào rãnh quanh gốc (rãnh sâu khoảng 5-10 cm cách gốc 25-30 cm), bón 1 lần vào đầu hay giữa mùa mưa, sau khi bón phân thì lấp đất lại. Bón phân khoáng 2 lần, mỗi lần bón 120 gram/gốc NPK 16-16-8-13S tương tự như các năm trước.
Sau 3 – 4 năm cây cho hoa và đậu quả ta cần bổ xung chất hữu cơ kịp thời theo từng chu kỳ sinh trưởng của cây (cá biệt có cây chỉ sau khi trồng hai năm đã cho hoa và đậu quả)
Giai đoạn khi cây ra hoa, đậu quả:
Bón phân VN3 với lượng 35 kg/gốc. Bón phân vào rãnh quanh gốc (rãnh sâu khoảng 10-15 cm, rộng 20 cm, bón phân theo đường hình chiếu tán lá, sau khi bón phân thì lấp đất lại, bón 1 lần vào đầu hay giữa mùa mưa. Bón phân khoáng 3 lần vào giai đoạn trước khi cây ra hoa, cây đang ra trái và sau khi thu hoạch. Lượng phân tăng dần theo năm.
*Phòng trừ sâu bệnh hại:
Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp một cách triệt để.
Nên sử dụng, phun định kỳ lên cây bằng các chế phẩm sinh học, không nên dùng nhiều hóa chất BVTV gây mất cân bằng sinh thái, tạo ra các loài mới đề kháng với thuốc BVTV, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật. Trong phân hữu cơ vi sinh VN3 chứa các vi sinh vật đối kháng vì vậy giúp hạn chế bệnh hại cây mắc ca