Quy trình kỹ thuật bón phân cây sâm nam núi Dành
Nguyên tắc bón phân: Cần cung cấp chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân suốt thời kì trồng cây. Nhất là khi cây đậu hoa, quả và củ. Lượng phân bón tùy thuộc vào giống, khí hậu, đất trồng để bón sao cho phù hợp. Để cây sâm nam sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao nên kết hợp bón phân hữu cơ và phân vô cơ đủ số lượng và đáp ứng yêu cầu của cây ở các thời kỳ sinh trưởng, ra hoa tạo củ.
Loại phân bón sử dụng: 02 loại gồm (i) Phân hữu cơ khoáng SH01 và (ii) Phân hữu cơ vi sinh VN3
Phân hữu cơ vi sinh VN3 ngoài thành phần dinh dưỡng đa, trung, vi lượng tạo thành sau quá trình phân hủy phân lợn, phân bò…thành dạng hoai mục, còn chứa các vi sinh vật có lợi cho sinh trưởng, phát triển cây trồng và hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh vùng rễ cây trồng.
BẢNG 1. THÀNH PHẦN, HÀM LƯỢNG CÁC CHẤT ĐĂNG KÝ
*Hướng dẫn sử dụng phân bón của Công ty CP. sản xuất và TM Suối Hai
1) Phân hữu cơ khoáng SH01
2) Phân hữu cơ vi sinh VN3
BẢNG 2. LIỀU LƯỢNG SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ KHOÁNG SH01 VÀ PHÂN HỮU CƠ VI SINH VN3 CHO CÂY SÂM NAM CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG
*Chú ý: Mỗi lần bón phân nên kết hợp với làm cỏ, xới xáo gốc, tưới nước và tủ gốc lại gốc cây. Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây.
*Phòng trừ sâu bệnh hại: Cây Sâm Nam được dùng làm dược liệu và làm thực phẩm nên việc
quản lý và phòng trừ dịch hại phải áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp.
Khuyến cáo hạn chế sử dụng thuốc hóa học, ưu tiên các thuốc có nguồn gốc sinh học để phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại. Một số loại sâu bệnh hại chính thường xuất hiện trên các vùng trồng Sâm như: rệp muội đen, sâu tơ, bọ xít, lở cổ rễ, sùng hà. Bệnh thối gốc, rễ; Bệnh héo xanh do vi khuẩn.
Chỉ dùng thuốc hóa học khi thực sự cần thiết nhưng cần tuân thủ theo nguyên tắc đúng đối tượng, đúng lúc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách. Chú trọng quản lý dịch hại theo quy trình tổng hợp kết hợp giữa các biện pháp canh tác, vệ sinh đồng ruộng; các biện pháp thủ công như bắt sâu; biện pháp sinh học và hóa học.