Kỹ thuật bón phân cho cây chè

1) Loại phân bón sử dụng:

02 loại gồm

(i) Phân hữu cơ khoáng SH01
(ii) Phân hữu cơ vi sinh VN3

Bảng 1. Thành phần, hàm lượng các chất đăng ký

2) Hướng dẫn sử dụng phân bón của Công ty CP. sản xuất và TM Suối Hai

2.1) Bón lót cho chè trồng mới

Phân hữu cơ vi sinh có vai trò quan trọng trong cải tạo lý, hoá tính đất chè, nó là nguồn cung cấp dinh dưỡng cân đối, làm thông thoáng tơi xốp đất. Với chè con đòi hỏi phát triển nhanh rễ, thân, cành, lá. Rễ sớm phát triển để xuống được tầng sâu hút được nước chống được hạn, cành phát triển để tạo khung tán.

Phân hữu cơ vi sinh VN3 của Công ty CP. sản xuất và TM Suối Hai ngoài thành phần dinh dưỡng đa, trung, vi lượng tạo thành sau quá trình phân hủy phân lợn, phân bò…thành dạng hoai mục, còn chứa các vi sinh vật có lợi cho sinh trưởng, phát triển cây trồng và hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh vùng rễ cây trồng.

  • Lượng bón:
    Mật độ <6.000 cây/ha: 0,5 kg phân hữu cơ vi sinh VN3 và 0,2 kg phân SH01/hố
    Mật độ 6.000-8.000 cây/ha: 0,4 kg phân hữu cơ vi sinh VN3 và 0,2 kg phân SH01/hố
    Mật độ >8.000 cây/ha: 0,3kg phân hữu cơ vi sinh VN3 và 0,2 kg phân SH01/hố
  • Thời gian bón: Trước trồng 7-10 ngày sau đó lấp phân.
  • Xăm xỉa thành và đáy hố (thành rãnh), lấp đất sâu khoảng 20 cm, sau đó đặt bầu chè cần thao tác cẩn thận không để vỡ bầu tổn thương đến bộ rễ chè, bỏ túi bầu, đặt bầu vào hố, để mầm cây theo một hướng xuôi theo chiều gió chính, lấp đất nhỏ nén đất đều, không để khoảng trống xung quanh bầu.
  • Đất lấp kín mặt bầu sao cho còn cách mặt đất 2,5 cm -3,5 cm(chè tập chung) 4-5 cm (chè trồng phân tán).
  • Trồng xong có thể tủ cỏ rác dày 8-10 cm hoặc nilon giữ ẩm.

2.2) Bón thúc cho chè giai đoạn kiến thiết cơ bản và kinh doanh

a)Nguyên tắc bón phân

  • Bón theo tuổi và năng suất cây trồng, cây chè con bón ít, cây chè lớn năng suất cao bón nhiều
  • Bón cân đối các yếu tố NPK
  • Bón đúng cách và đúng lúc, đúng đối tượng, bón lót, bón thúc kịp thời.
  • Tuỳ điều kiện thời tiết, khí hậu quy định liều lượng, tỷ lệ bón các yếu tố.

b)Bón thúc cho chè kiến thiết cơ bản

* Chè trồng phân tán và mật độ thưa

  • Chè tuổi 1-3
    • Phân hữu cơ vi sinh VN3: 1,0 – 1,5 tấn/ha
    • Phân hữu cơ khoáng SH01: 0,6 – 0,7 tấn /ha

Phân hữu cơ khoáng SH01 và phân hữu cơ vi sinh VN3 của Công ty CP. sản
xuất và TM Suối Hai

Bón chia làm 2 lần/năm: tháng 3 và tháng 7. Bón xung quanh tán, cách gốc 20
cm theo rạch sâu 6 – 8 cm, lúc độ ẩm khoảng 70-80%, bỏ phân, lấp đất

Chú ý: Không bón phân vào thời kỳ nắng nóng kéo dài. Bón phân khi đất đủ
ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn và mưa tập trung

* Chè trồng tập trung theo quy mô công nghiệp


Ghi chú: Phân hữu cơ vi sinh VN3 bón 2 lần: tháng 3: 40%, tháng 7: 60%

c) Bón thúc cho chè kinh doanh

  • Chè phân tán và mật độ thưa
    • Bón 2,0 – 2,5 tấn phân hữu cơ vi sinh VN3 /ha
    • Bón 0,7 – 1,0 tấn phân hữu cơ khoáng SH01 /ha
      Bón chia làm 2 lần/năm: tháng 3 và tháng 7. Bón xung quanh tán, rạch sâu 10-15 cm, bỏ phân, lấp đất.
  • Chè trồng tập trung theo quy mô công nghiệp
    • Bón 3,0 tấn phân hữu cơ vi sinh VN3 /ha
    • Bón 1,0 tấn phân hữu cơ khoáng SH01 /ha
      Bón chia làm 2 lần/năm: tháng 3 và tháng 7. Bón xung quanh tán, rạch sâu 10-15 cm, lúc độ ẩm khoảng 70-80%, bỏ phân, lấp đất
    • Bón 0,5 tấn phân hữu cơ khoáng SH01 /ha chia làm 7-8 lần trong năm sau mỗi đợt hái chè từ tháng tháng 5 đến tháng 4 năm sau. Bón xung quanh tán, rạch sâu 10-15 cm, lúc độ ẩm khoảng 70-80%, bỏ phân, lấp đất.

3) Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại

Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại tốt có tác dụng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của nương chè và chất lượng của búp chè. Cần chú ý coi trọng biện pháp phòng trừ tổng hợp theo nguyên tắc IPM, trên cơ sở thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, sạch cỏ dại. Đối với chè vùng cao phải đặc biệt lưu ý xới cỏ dại quanh gốc, phát băng cỏ dại để không bị trâu bò dẫm phá.

3.1) Sâu hại

  • Chè trồng phân tán không dùng thuốc hoá học để trừ sâu,chủ yếu là làm cỏ cách gốc chè 30-40cm
  • Chè trồng tập chung chỉ dùng thuốc khi lượng sâu hại vượt ngưỡng (theo qui trình đã ban hành) làm cỏ theo qui trình hiện hành.

3.2) Bệnh hại

a) Cách nhận biết các loại bệnh nấm hại lá chè (đốm nâu, phồng lá chè….)

  • Bệnh phồng lá chè: Do nấm (Exobasidium vexans Mas.). Bệnh phát sinh ở lá non, cành non, vết bệnh phần lớn ở mép lá. Đầu tiên trên lá xuất hiện những chấm nhỏ hình giọt dầu màu vàng nhạt, sau đó vết bệnh lớn dần, màu nhạt dần. Phía dưới vết bệnh (mặt dưới lá) phồng lên và mặt trên lõm xuống, phía lồi có hạt phấn màu trắng có giới hạn rõ rệt với phần lá khoẻ. Cành bị nấm hại sẽ bị chết. Dưới điều kiện độ ẩm cao,
    nhiệt độ thấp bệnh phát sinh mạnh. Các thời điểm bệnh thường phát sinh mạnh là từ tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 – 10. Nhiệt độ thích hợp là 15 – 20 0C. Nhiệt độ 11 – 12 0C không có lợi cho phát sinh của bệnh và trên 260C bệnh không phát triển
  • Bệnh đốm nâu: Do nấm (Colletotrichum camelliaeMarasmius equinis Muler Derk.). Trên vết bệnh có hạt nhỏ màu đen là khối phân sinh của nấm bệnh. Bệnh chủ yếu hại lá già, cành và quả. Trên lá, vết bệnh thường bắt đầu từ mép lá, vết bệnh có màu nâu, không có hình giáng nhất định hoặc hình bán nguyệt. Trên vết bệnh có các hình tròn đồng tâm, ở giữa vết bệnh; lá bị khô, có màu xám tro, đen, lan dần theo hình
    gợn sóng, bánh xe. Trên cành cũng có triệu chứng như vậy, bộ phận bị bệnh có thể bị rách (vỡ) ra. Bệnh ưa nóng ẩm nên thường phát sinh vào tháng 7,8. Sau khi mưa liên tục 10-15 ngày bệnh phát triển rất mạnh. Phát sinh mạnh nhất ở nhiệt độ 27-290C.

b) Biện pháp phòng trừ:

Dọn sạch tàn dư cây bệnh để làm giảm nguồn bệnh năm sau. Bón đủ phân, làm sạch cỏ, chống hạn tốt làm cho cây phát triển khoẻ. Khi đốn chè thì vùi lá (ép xanh) để tiêu diệt nguồn bệnh. Trong thời gian bệnh phồng lá phát triển gây hại người làm chè cần tăng cường kiểm tra nương chè của mình, theo dõi dự báo thời tiết, nếu thấy bệnh đã phát triển nhiều và thời tiết còn thuận lợi cho bệnh phát triển cần chú ý hái hết các búp, lá có vết bệnh và sau khi hái dùng chế phẩm vi sinh đối kháng phun khoảng 2 lần cách nhau 7-10 ngày.

Sử dụng chế phẩm vi sinh đối kháng phun lá chè để phòng bệnh:

  • Sử dụng chế phẩm vi sinh đối kháng phun lá chè để phòng bệnh
  • Liều lượng: 50 lít/ha.
  • Phun làm 2 lần/năm vào tháng 4 và tháng 8, trước khi hái chè 1 tuần

Sử dụng chế phẩm vi sinh đối kháng phun lá chè để trị bệnh:

  • Dùng chế phẩm vi sinh đối kháng phun vào khu vực bị bệnh, liều lượng: 70 lít/ha, mỗi lần phun cách nhau 7-10 ngày.

Chú ý: Phun chế phẩm vi sinh dưới dạng sương mù, phun đều 01 lượt, không phun đi phun lại nhiều lượt. Không phun khi trời nắng. Thời điểm phun thích hợp là trước 8 giờ sáng và sau 4 giờ chiều. Nếu gặp trời mưa cần phải phun bổ sung. Đối với cây trồng mang bệnh cần dùng thuốc đặc trị để chữa trị, sau khi khỏi bệnh từ 3 – 5 ngày mới được sử dụng chế phẩm vi sinh.