Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê

1) Loại phân bón sử dụng:

02 loại gồm:
(i) Phân hữu cơ khoáng SH01
(ii) Phân hữu cơ vi sinh VN3

Bảng 1. Thành phần, hàm lượng các chất đăng ký

2) Hướng dẫn sử dụng phân bón của Công ty CP. sản xuất và TM Suối Hai

2.1) Bón lót cho cà phê trồng mới

Phân hữu cơ vi sinh có vai trò quan trọng trong cải tạo lý, hoá tính đất chè, nó là nguồn cung cấp dinh dưỡng cân đối, làm thông thoáng tơi xốp đất. Với chè con đòi hỏi phát triển nhanh rễ, thân, cành, lá. Rễ sớm phát triển để xuống được tầng sâu hút được nước chống được hạn, cành phát triển để tạo khung tán.

Phân hữu cơ vi sinh VN3 của Công ty CP. sản xuất và TM Suối Hai ngoài thành phần dinh dưỡng đa, trung, vi lượng tạo thành sau quá trình phân hủy phân lợn, phân bò…thành dạng hoai mục, còn chứa các vi sinh vật có lợi cho sinh trưởng, phát triển cây trồng và hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh vùng rễ cây trồng.

  • Lượng bón: 0,5 kg phân hữu cơ vi sinh VN3 và 0,2 kg phân SH01/hố
  • Thời gian bón: Trước trồng 7-10
  • Cách bón: Cho phân vào hố trồng cây, trộn đều với đất trong hố và giữ ẩm cho hố trồng.

2.2) Bón thúc cho cà phê giai đoạn kiến thiết cơ bản và kinh doanh

* Nguyên tắc bón phân

  • Bón theo từng giai đoạn phát triển của cây
  • Bón cân đối các yếu tố NPK.
  • Bón đúng thời điểm, đúng cách và đủ lượng

Bảng 2. Liều lượng và cách bón phân cho cà phê giai đoạn kiến thiết cơ bản và kinh doanh

Chú ý: Không bón phân vào thời kỳ nắng nóng kéo dài. Bón phân khi đất đủ ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn và mưa tập trung

3) Phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ sâu bệnh tốt có tác dụng trực tiếp đến năng suất của cây cà phê. Cần chú ý coi trọng biện pháp phòng trừ tổng hợp theo nguyên tắc IPM (sử dụng tăng cường phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học) trên cơ sở thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, sạch cỏ dại.

Một số loại sâu bệnh hại dưới đây:

a) Sâu hại:

  • Các loại rệp gây hại: Rệp vảy xanh (Coccus viridis); Rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica); Rệp sáp (Pseudococcus sp.): Các loại rệp tập trung phá hại mạnh cây Cà phê ở nhiều giai đoạn sinh trưởng và trên nhiều bộ phận. Rệp vảy xanh, vảy nâu gây hại trên các chồi lá non. Rệp sáp hại quả, chích hút chất dinh dưỡng ở cuống quả gây rụng quả. Rệp sáp hại rễ chích hút chất dinh dưỡng ở rễ làm rễ phát triển kém, có vết thương tạo điều kiện cho nấm xâm nhập gây triệu chứng vàng lá, thối rễ.
  • Mọt đục quả (Stepphanoderes hampei): Mọt phá hại nặng vào giai đoạn quả già và có thể sống trên quả khô. Thành trùng là bọ cánh cứng nhỏ, màu nâu hoặc đen, dài từ 2,5mm – 4mm. Thành trùng đục quả chui vào nhân, đục phôi nhũ tạo thành rãnh nhỏ để đẻ trứng. Sâu non ăn phôi nhũ hạt. Mọt thích sống trong các quả chín, nhất là các quả khô trên cây và rụng dưới đất.

b)Bệnh hại

  • Bệnh gỉ sắt (Hemileia vastatrix): Bệnh gây hại trên lá, làm lá rụng, cây kiệt sức, sản lượng kém và có thể chết. Vết bệnh xuất hiện ở mặt dưới lá, bắt đầu là những chấm nhỏ màu vàng nhạt sau đó lớn dần có màu vàng cam và cháy, các vết bệnh có thể liên kết với nhau dẫn đến
    việc cháy toàn bộ lá và làm lá rụng. Bệnh gây hại mạnh trên Cà phê chè, đối với Cà phê vối tỷ lệ số cây bị bệnh chỉ khoảng 50% và trên từng cây mức độ bị bệnh cũng khác nhau. Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa.
  • Bệnh khô cành, khô quả: Bệnh gây hại trên quả, cành, lá. Gây hại nặng trên quả Cà phê chè, trên Cà phê vối thường xuất hiện dưới triệu chứng thối đen đầu quả làm rụng non. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là những vết nhỏ màu vàng nâu hay nâu trên quả, cành lá. Sau lan rộng ra và có màu nâu sẫm, vết bệnh lõm sâu xuống so với các vùng lân cận. Vết bệnh lan dần khắp vỏ quả, cành lá làm các bộ phận này đen, khô và rụng. Bệnh thường phát triển từ đầu mùa mưa, đỉnh cao của bệnh vào khoảng tháng 10
  • Bệnh nấm hồng (Corticicum salmonicolor): Bệnh gây hại trên quả và cành. Đầu tiên trên quả và cành xuất hiện những chấm rất nhỏ màu trắng giống như bụi phấn . Những chấm này phát triển tạo thành một lớp phấn mỏng màu hồng. Nếu xuất hiện ở cành thì lớp phấn này thường nằm ở mặt dưới cành, nếu ở quả thì thường bắt đầu từ cuống quả. Bệnh gây hại nặng trên Cà phê chè, cà phê vối cũng bị rải rác. Bệnh phát triển nhanh trên cây nhưng lây lan từ cây này sang cây khác thì chậm. Bệnh thích hợp với điều kiện ẩm độ cao, nhiều ánh sáng. Thường phát sinh từ tháng 6, 7 và cao điểm vào tháng 9.
  • Bệnh lở cổ rễ ( Zhizoctonia solani): Bệnh gây hại cho cây con trong vườn ươm và cây 1, 2 tuổi. ở cây con trong vườn ươm phần thân tiếp giáp với mặt đất (cổ rễ) bị thối đen và teo lại. Nếu bệnh xuất hiện trong thời kỳ kiến thiết thì cây vàng lá, sinh trưởng chậm, một phần cổ rễ bị khuyết dần. Bệnh thường xuất hiện ở các vườn ươm có độ ẩm cao, ít thoáng, đất trong bầu dí chặt. Trên đồng ruộng bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa, ở những nơi ẩm, đất ít được xới xáo. Bệnh phát triển từ từ và lây lan qua việc làm cỏ , cuốc xới. Nguồn bệnh có thể lây lan từ cây con đã bị bệnh trong vườn ươm.
    Đối với cây con trong vườn ươm không được tưới quá ẩm, không được che quá dầy, xới xáo, bóp bầu tạo độ thông thoáng trong bầu, nhổ bỏ các các cây bị bệnh.
  • Bệnh thối rễ tơ (do Tuyến trùng Pratylenchus coffea và nấm Fusarium spp., Rhizoctonia spp.): Bệnh xuất hiện trên vườn Cà phê kinh doanh lẫn kiến thiết cơ bản nhưng chủ yếu là Cà phê kinh doanh. Hệ thống rễ tơ bị thối và chết dần từ phần chóp rễ làm cây không hút được nước và dinh dưỡng héo dần rồi chết. Trên Cà phê kinh doanh do có hệ thống rễ nhiều nên cây có biểu hiện vàng lá và chết chậm hơn sơ với cây còn nhỏ thời kỳ kiến thiết cơ bản. Đối với các vườn cây chưa bị bệnh cần phải bón phân đầy đủ, cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ và sử dụng các chế phẩm sinh học cải tạo đất, nhất là đối với các vườn có năng xuất cao trong nhiều năm. Bệnh thường lây lan qua việc cuốc xới và nguồn nước. Do đó ở những vùng bị bệnh cần hạn chế việc xới xáo, tưới tràn. Đào đốt các cây bị bệnh nặng. Đối với các cây chưa bị bệnh hoặc bị bệnh nhẹ có thể dùng thuốc hoá học để phòng ngừa
  • Bệnh thối rễ cọc (Tuyến trùng Pratylenchus coffea và nấm Fusarium spp): Bệnh xuất hiện chủ yếu trên Cà phê kiến thiết cơ bản trồng lại trên đất khai hoang từ các vườn Cà phê già cỗi hay các vườn Cà phê bị bệnh thối rễ tơ. Rễ cọc của cây bị thối và đứt ngang, bộ rễ tơ gần mặt
    đất phát triển mạnh. Do đó cây vàng lá rất rõ vào cuối mùa mưa, đầu mùa khô. Cây bị bệnh rất dễ nhổ lên bằng tay, ở những cây bị bệnh nặng rễ tơ cũng bị thối. Cho đến nay biện pháp hữu hiệu nhất và kinh tế nhất là phòng bệnh bằng cách phải rà rễ cẩn thận khi khai hoang, sau
    đó phải cải tạo đất bằng các cây lương thực ngắn ngày hay cây đậu đỗ ít nhất trong thời gian
    2 – 3 năm trước khi trồng mới lại Cà phê. Đối với các vườn cây đã bị bệnh cần kịp thời đào
    bỏ các cây bị bệnh và đem đốt để chống lây lan.