Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trà hoa vàng trên mặt đất

I. Mở đầu

Trà hoa vàng còn có tên gọi khác như: kim hoa trà, có tên khoa học là Camelliachrysantha loại thực vật được tìm thấy nhiều tại các khu vực Quảng Tây Trung Quốc. Loạicây này được tìm thấy nhiều tại dãy núi Tam Đảo Vĩnh Phúc, ngoài ra còn tìm thấy nhiều tạihuyện Ba Chẽ của tỉnh Quảng Ninh.

Trà hoa vàng từ lâu đã được biết đến là một loài thực vật quý, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng trong tự nhiên. Ngoài tác dụng cải thiện môi trường, làm cây cánh trang trí thì trà hoa vàng còn là một loại dược liệu tốt, chứa nhiều hoạt chất hỗ trợ phòng ngừa những bệnh liên quan đến ung bướu, ung thư, các bệnh về tim mạch, tiểu đường và huyết áp.. Trong thời gian tới, tiềm năng của cây trà hoa vàng đối với thị trường trong nước cũng như nước ngoài sẽ tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách, cây có thể không ra hoa hoặc sinh trưởng kém, cho sản lượng ít.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì cây trà hoa vàng sinh trưởng tốt nhất trong môi trường tự nhiên với các điều kiện: nhiệt độ trung bình năm 20,1oC – 23,4oC; lượng mưa trung bình năm 1560 mm – 2594 mm; đất trồng: đất cát pha, đất thịt nhẹ đến đất thịt trung bình, đất chua hoặc hơi chua, đất màu nâu, nâu xám hoặc xám đen, đất bề mặt tơi xốp, đất có độ ẩm cao ven khe suối.

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

a) Chuẩn bị đất:

Khâu chuẩn bị đất rất quan trọng với cây trà hoa vàng. Nó giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời ngăn ngừa sâu bệnh hại. Có thể sử dụng đất ruộng, đất phù sa hay đất đồi trồng trà hoa vàng đều được, tuy nhiên cần làm phẳng nơi trồng cây . Đất trồng cần phải đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước tốt cũng như chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây. Đất có độ pH 4,4- 5,5 là đất phù hợp cho phát triển của cây. Đất cày, phay tơi nhỏ, lên luống rộng khoảng 1,2 m, cao 40- 60 cm, rộng 50 cm để dẫn nước đầy đủ cho cây. Nếu đất đồi núi không phay máy được, yêu cầu đất cần cày sâu 40-45 cm, không để đất nhiều đất cục. Phần lớp đất trên là đất cát cần dùng cuốc, xẻng trộn đều với vùng đất thịt sâu bên dưới.

b) Bón lót cho chè trồng mới

  • Phân hữu cơ vi sinh có vai trò quan trọng trong cải tạo lý, hoá tính đất chè, nó là nguồn cung cấp dinh dưỡng cân đối, làm thông thoáng tơi xốp đất. Với cây chè con đòi hỏi phát triển nhanh rễ, thân, cành, lá. Rễ sớm phát triển để xuống được tầng sâu hút được nước chống được hạn, cành phát triển để tạo khung tán.
  • Phân hữu cơ vi sinh VN3 của Công ty CP. sản xuất và TM Suối Hai ngoài thành phần dinh dưỡng đa, trung, vi lượng tạo thành sau quá trình phân hủy phân lợn, phân bò…thành dạng hoai mục, còn chứa các vi sinh vật có lợi cho sinh trưởng, phát triển cây trồng và hạn chế sự phát
    triển của các vi sinh vật gây bệnh vùng rễ cây trồng.

    • Lượng bón: 0,3 – 0,5 kg phân hữu cơ vi sinh VN3/hố.
    • Thời gian bón: Trước trồng 7-10 ngày sau đó lấp phân.
    • Xăm xỉa thành và đáy hố (thành rãnh), lấp đất sâu khoảng 20 cm, sau đó đặt bầu chè cần thao tác cẩn thận không để vỡ bầu tổn thương đến bộ rễ chè, bỏ túi bầu, đặt bầu vào hố, để mầm cây theo một hướng xuôi theo chiều gió chính, lấp đất nhỏ nén đất đều, không để khoảng trống xung quanh bầu.
    • Đất lấp kín mặt bầu sao cho còn cách mặt đất 2,5 cm -3,5 cm(chè tập chung) 4-5 cm (chè trồng phân tán).
    • Trồng xong có thể tủ cỏ rác dày 8-10 cm giữ ẩm.

c) Bón phân cho cây chè kiến thiết cơ bản và kinh doanh

*Nguyên tắc bón phân

  • Bón theo tuổi và năng suất cây trồng, cây chè con bón ít, cây chè lớn năng suất cao bón
    nhiều.
  • Bón cân đối các yếu tố NPK.
  • Bón đúng cách và đúng lúc, đúng đối tượng, bón lót, bón thúc kịp thời.
  • Tuỳ điều kiện thời tiết, khí hậu quy định liều lượng, tỷ lệ bón các yếu tố.

* Bón thúc cho chè kiến thiết cơ bản (cây chè 1-3 năm)

  • Bón 1,0 – 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh VN3 /ha
  • Bón 0,6 – 0,7 tấn phân hữu cơ khoáng SH01 /ha (Phân hữu cơ khoáng SH01 và phân hữu cơ vi sinh VN3 của Công ty CP. sản xuất và TM Suối Hai)
  • Bón chia làm 2 lần/năm: tháng 3 và tháng 7. Bón xung quanh tán, cách gốc 20 cm theo rạch sâu 6 – 8 cm, lúc độ ẩm khoảng 70-80%, bỏ phân, lấp đất

Chú ý: Không bón phân vào thời kỳ nắng nóng kéo dài. Bón phân khi đất đủ ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn và mưa tập trung

* Bón thúc cho chè kinh doanh (trên 3 năm tuổi)

Sau khoảng 3 năm trồng, cây trà bắt đầu cho thu hoạch lá, sau 4 – 5 năm cây sẽ cho thu hoạch hoa. Thời gian thu hoạch hoa tập trung từ tháng 11 đến tháng 2 âm lịch. Thời điểm hình thành hoa và nuôi nụ ta nên bón đủ dinh dưỡng cho cây, đặc biệt bón Phân hữu cơ khoáng SH01 chứa lân và kali. Lân giúp cây phát triển rễ còn kali giúp cây ra nhiều hoa, hoa đậm mầu và bền lâu.

  • Bón 2,0 – 2,5 tấn phân hữu cơ vi sinh VN3 /ha
  • Bón 0,7 – 1,0 tấn phân hữu cơ khoáng SH01 /ha Bón chia làm 2 lần/năm: tháng 3 và tháng 7. Bón xung quanh tán, cách gốc 20 cm theo rạch sâu 6 – 8 cm, bỏ phân, lấp đất.

III. Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại

Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại tốt có tác dụng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chè. Cần chú ý coi trọng biện pháp phòng trừ tổng hợp theo nguyên tắc IPM, trên cơ sở thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, sạch cỏ dại. Đối với chè vùng cao phải đặc biệt lưu ý xới cỏ dại quanh gốc, phát băng cỏ dại để không bị trâu bò dẫm phá. Trà hoa vàng ít bệnh hơn các loại cây khác. Tuy nhiên, trên cây một số bệnh vẫn thấy như sâu đục thân, sâu ăn lá, rệp… Vì vậy, nên để ý khi một vài cây có dấu hiệu nhiễm bệnh hãy phun thuốc trừ sâu, tránh ảnh hưởng cả vườn. Các thuốc trừ sâu sinh học được ưu tiên hơn, bớt ô nhiễm môi trường.

Vì vậy cần dọn sạch tàn dư cây bệnh để làm giảm nguồn bệnh năm sau. Bón đủ phân, làm sạch cỏ, chống hạn tốt làm cho cây phát triển khoẻ. Sử dụng chế phẩm vi sinh đối kháng của để phòng trừ sâu, bệnh hại

  • Liều lượng: 50 lít/ha.
  • Phun làm 2 lần/năm vào tháng 4 và tháng 8, trước khi hái chè 1 tuần hoặc dùng phun vào khu vực bị bệnh, liều lượng: 70 lít/ha, mỗi lần phun cách nhau 7-10 ngày.

Chú ý: Phun chế phẩm vi sinh dưới dạng sương mù, phun đều 01 lượt, không phun đi phun lại nhiều lượt. Không phun khi trời nắng. Thời điểm phun thích hợp là trước 8 giờ sáng và sau 4 giờ chiều. Nếu gặp trời mưa cần phải phun bổ sung. Đối với cây trồng mang bệnh cần dùng thuốc đặc trị để chữa trị, sau khi khỏi bệnh từ 3 – 5 ngày mới được sử dụng chế phẩm vi sinh.